Các vấn đề về nhân quyền Nhân quyền tại Hoa Kỳ

Martin Luther King từng chỉ trích chính nước Mỹ về tình hình nhân quyền, sau đó đã bị ám sát, đến nay vẫn chưa tìm ra được kẻ chủ mưu.

Mỹ vẫn còn những vấn đề không tốt đẹp về nhân quyền trong lịch sử và đương đại. Chế độ nô lệ được chấp nhận ở các bang miền Nam trong suốt 75 năm đầu tiên của nền Cộng hòa Mỹ. Tình trạng phân biệt chủng tộc tại các trường học, các khu công cộng và định kiến xã hội. Cần phải nói đến việc người Mỹ bản xứ (người da đỏ) bị buộc phải di chuyển về miền viễn Tây (người da đỏ bị mất nhà cửa, đất đai, tài sản, gia súc và bị tàn sát dã man). Tình trạng phân biệt giới tính cũng là một vấn đề nhức nhối, đến tận năm 1875 phụ nữ mới được pháp luật Hoa Kỳ (đạo luật Minor v Happersett, 88 U.S. 162) thừa nhận họ là những con người.[13] Mãi đến nửa đầu thế kỷ 20, phụ nữ mới được quyền bầu cử, được tham gia bồi thẩm đoàn, và có quyền sở hữu tài sản trong vai trò người vợ.[14] Vào thế kỷ 19thế kỷ 20, trong cùng một công việc thì phụ nữ được trả lương thấp hơn. Điều này dẫn đến việc thông qua "Đạo luật Trả lương công bằng năm 1963". Tại thời điểm đó, phụ nữ chỉ nhận được 58 cent so với 1 dollar của một người đàn ông.[15]

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã ủng hộ một số chế độ quân sự độc tài tàn bạo thông qua hỗ trợ tài chính và quân sự miễn là họ ủng hộ các lợi ích kinh tế và địa chính trị của Mỹ [16] (có thể kể đến là chế độ Việt Nam Cộng hòa của Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu; chế độ độc tài Fulgencio BatistaCuba, chế độ độc tài của PinocheChile, các chế độ bù nhìn ở Panamá, Argentina, chế độ độc tài của Lý Thừa Vãn, Phác Chính HyNam Hàn, lực lượng Contras ở Nicaragua...)

Sau sự kiện 11 tháng 9, Mỹ bị chỉ trích về việc đối xử với những người bị tình nghi khủng bố và một số vụ lạm dụng tù nhân của quân đội Mỹ trong chiến tranh Iraq. Ranh giới các quyền trong các trường hợp xung đột liên quan đến khủng bố.[16]

Ngoài ra thì một số nhóm bày tỏ quan ngại về hình phạt tử hình, sự hiện diện pháp lý đầy đủ trong các vụ án tử hình, cũng như số lượng nam giới là người thiểu số bị tù vì các tội hình sự. Ủy ban Nhân quyền của Liên hiện quốc cũng kiến nghị Mỹ cần chấm dứt hình phạt tử hình mà theo họ Mỹ đã sử dụng một cách không tương xứng với các nhóm thiểu số và thu nhập thấp.

Trong năm 2006, Ủy ban nhân quyền của Liên Hiệp quốc đã có bản phúc trình đề cập tới tình hình nhân quyền ở trong nước Mỹ và khuyến cáo Chính phủ Mỹ bảo đảm quyền lợi của người nghèo và người da đen trong hoạt động cứu trợ thiên tai (như cơn bão Katrina). Theo bản phúc trình thì Hoa Kỳ cần "tăng nỗ lực để bảo đảm quyền của người nghèo, đặc biệt người Mỹ gốc Phi, trong các kế hoạch tái thiết về các phương diện như nhà ở, giáo dục và y tế".

Bị chỉ trích và phát hiện vi phạm nhân quyền

Tù binh bị Hoa Kỳ giam giữ tại Trại X-Ray, Guantánamo, tháng 1 năm 2002

Về tự do ngôn luận thì dù tu chính hiến pháp thứ nhất cố gắng đảm bảo việc đó nhưng Hoa Kỳ có một học thuyết là "Hiểm họa hiện hữu" được chấp nhận bởi Tòa án tối cao của Hoa Kỳ để xác định những giới hạn của tự do ngôn luận có thể được đặt trên cả tu chính hiến pháp thứ nhất.[17] Còn điều 2385 vốn chỉ nó là có tội khi cố lật đổ chính phủ bằng bạo lực nhưng cho là rất mơ hồ, nó có thể cho phép tuyên có tội khi ai đó muốn lật đổ chính phủ cho dù không phải bằng bạo động và bị đánh giá là chính phủ luôn lặp lại quá khứ khi thấy cần dù không công nhận việc đó.[18]

Thực tế cho thấy trong quan hệ quốc tế, Mỹ bị nhiều nước chỉ trích và cáo buộc vì có những bằng chứng cho rằng đã có sự vi phạm nhân quyền.[19] Đặc biệt trong năm 2010, hàng loạt các thông tin liên quan đến việc vi phạm nhân quyền của Mỹ đã bị rò rỉ và đăng tải trên WikiLeaks.[20] Một trong những bộ phận bị chỉ trích và cáo buộc về vi phạm nhân quyền là quân đội Hoa Kỳ (bao gồm cả những chính sách của lãnh đạo quân đội theo chỉ đạo của Chính phủ cũng như những vi phạm nhân quyền mang tính cá nhân của từng lính Mỹ).

Một số nước đã công bố tình hình vi phạm nhân quyền tại Hoa Kỳ điển hình là Trung Quốc với các bản Báo cáo của Trung Quốc về nhân quyền tại Hoa Kỳ. Năm 2003, Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc công bố báo cáo lần thứ 5 về tình hình vi phạm nhân quyền ở Mỹ nhằm phản đối báo cáo nhân quyền do Mỹ đưa ra ngày 25 tháng 2 năm 2003 (theo nước này là để chống lại 190 nước trên thế giới).[21]

Tiếp đến, Trung Quốc đã táo bạo công bố bản Báo cáo Nhân quyền ở Mỹ năm 2009, theo bản báo cáo này, một loạt vi phạm nhân quyền đang diễn ra hàng ngày tại nước Mỹ như: Theo dõi công dân, tội phạm và bạo lực lan tràn, lạm dụng quyền lực của các cảnh sát đặc biệt là trong nhà tù, nghèo đói dẫn đến số vụ tự tử tăng cao, Quyền của công nhân Mỹ không được bảo đảm, phụ nữ, trẻ em là nạn nhân thường xuyên của tình trạng bạo lực, chà đạp lên chủ quyền và nhân quyền của các nước khác và đi đến kết luận: "Trong thời điểm thế giới đang phải chịu một thảm hoạ nhân quyền nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất phát từ Mỹ gây ra, chính phủ Mỹ vẫn phớt lờ những vấn đề nhân quyền nghiêm trọng trong bản thân nước này và tiếp tục đi chỉ trích các nước khác. Đó thực sự là một điều đáng tiếc".

Không những vậy, các bản báo cáo về nhân quyền các nước của Mỹ thường bị nhiều nước bác bỏ,[22] một số nước khác như Nga, Việt Nam cũng lên tiếng phản đối Mỹ về sự áp đặt nhân quyền thông qua đó can thiệp vào công việc nội bộ của các nước này.[23][24][25] Đặc biệt Việt Nam là nước đã có những phản ứng về cách áp đặt nhân quyền của Mỹ vào nước này.[26] và cho rằng Mỹ cần tiếp cận khách quan hơn về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.[25]

Tấm hình cho thấy binh sĩ Mỹ đang hành hạ tù nhân ở nhà tù Abu Ghraib.

Vụ việc vi phạm nhân quyền hay bị chỉ trích là vấn đề tù nhân. Vào năm 2004, tổ chức nhân quyền quốc tế Human Rights Watch ngày 7 tháng 3 năm 2004, đã công bố báo cáo chỉ trích Hoa Kỳ nặng nề trong việc vi phạm quyền của người Afghanistan, trong đó có việc người Mỹ ngược đãi tù nhân, sử dụng vũ lực quá độ trong việc bắt giữ một số người Afghanistan, là nguyên nhân gây ra những cái chết và thương tích trong thường dân. Báo cáo dài 59 trang này được thực hiện trên các nghiên cứu tại Afghanistan và Pakistan trong năm 2003, đầu năm 2004. Báo cáo còn cho biết những tù nhân được trả tự do cho biết họ bị đánh đập nhiều lần, dội nước lạnh, quỳ gối trong những tư thế gây đau đớn trong một thời gian dài.[27][28]

Năm 2006, Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã từng công bố bản báo cáo dày 54 trang lên án Mỹ đã vi phạm Công ước quốc tế về nhân quyền đối với các tù nhân bị giam giữ tại Guantanamo, bản báo cáo do 5 điều tra viên thực hiện sau 6 tháng tiếp nhận các cựu tù nhân ở Guantanamo và thu thập thông tin từ các luật sư và một số cơ quan của Mỹ (Mỹ không cho phép phỏng vấn riêng các nghi can đang bị giam giữ tại đây) theo đó, tù nhân tại đây bị đánh đập, bị tra tấn và ngược đãi, lính Mỹ đã bơm thức ăn qua đường mũi cho những tù nhân tuyệt thực, lột hết quần áo rồi đẩy họ vào những nơi thật lạnh hoặc xua chó dữ hăm doạ. Cũng theo bản báo cáo, hơn 500 tù nhân đã bị giam giữ không xét xử ở đây suốt 4 năm qua, kể từ sau vụ khủng bố 11/9/2001, mà không hề được đưa ra xét xử.[29][30][31][32][33][34][35]

Trước đó, Chương trình Dateline của Đài SBS (Úc) công bố những hình ảnh mới về việc lính Mỹ tại nhà tù Abu Ghraib ngược đãi tù nhân Iraq vào ngày 15/2/2006, đài SBS đã công bố những hình ảnh về cảnh ngược đãi tù nhân tại một nhà tù tai tiếng khác của Mỹ - nhà tù Abu Ghraib. Trong một đoạn băng được phát sóng có cảnh các tù nhân Iraq bị làm nhục bằng cách phải phô những bộ phận kín ra trước máy quay, hay phải đập đầu vào tường. Những tấm ảnh được công bố còn cho thấy cả những xác chết; các tù nhân trần truồng trong những tư thế nhục hình, trong đó, có hai người bị xích cùng nhau. Ngoài ra là cảnh lính Mỹ tra tấn tù nhân Iraq.[29][36][37][38]

Cũng trong năm 2006, Mỹ cũng từng bị Liên Hiệp quốc chỉ trích về nhân quyền, theo đó Ủy ban Nhân quyền thuộc Liên hiệp quốc yêu cầu Hoa Kỳ phải đóng cửa tất cả các nhà giam bí mật mà nước này sử dụng trong cuộc chiến chống khủng bố đồng thời kêu gọi Mỹ cho Hội Chữ Thập Đỏ Quốc tế được tiếp cận với những người bị giam tại các cơ sở này.

Bản thân Hoa Kỳ đôi lúc cũng thừa nhận mình vi phạm nhân quyền và đã có những xử lý nội bộ đối với những cá nhân vi phạm.[39]

Hoa Kỳ cũng đã thực hiện hàng chục ngàn vụ theo dõi, nghe lén trái phép các công dân. Báo The Washington Post cho biết FBI đã dùng quy chế phòng chống khủng bố không có thật, hay yêu cầu các công ty điện thoại viễn liên cung cấp thông tin trái phép với trên 2000 cuộc điện đàm từ năm 2002 đến năm 2006, dưới thời tổng thống George W. Bush. Trong suốt 6 năm, chính quyền tổng thống George W. Bush đã bí mật ra lệnh cho các công ty viễn thông như AT&T hay Verizon Communications cài đặt các thiết bị giám sát, nghe lén điện thoại và các kết nối thông tin từ bên ngoài vào Mỹ mà không hề có sự cho phép của Tòa án Giám sát tình báo nước ngoài (FISC). Nhiều hành động tra khảo trong quân đội Hoa KỳCIA được xem là tra tấn bởi dư luận trong và ngoài Hoa Kỳ.[40][41]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhân quyền tại Hoa Kỳ http://www.law.ubc.ca/files/pdf/events/2003/novemb... http://english.people.com.cn/200403/01/eng20040301... http://english.people.com.cn/200503/03/eng20050303... http://abcnews.go.com/International/popup?id=14076... http://abcnews.go.com/WNT/Investigation/story?id=1... http://www.voanews.com/vietnamese/news/us-iran-9-2... http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/articles/A437... http://www.youtube.com/watch?v=P5CfBSz3XT0 http://avalon.law.yale.edu/20th_century/dip_cuba00... http://clinton4.nara.gov/WH/EOP/CEA/html/gendergap...